Hệ thống quản lý an toàn trạm LNG – Phần 3 

Hệ thống quản lý theo ca trực

Quy định dưới đây được đề ra để đảm bảo việc sản xuất liên tục, đảm bảo trật tự làm việc và trách nhiệm công việc giữa các tổ.

  1. Nhân viên ở ca trực phải bàn giao công việc, giao ban xong cho người ca sau thì mới có thể tan ca. Giao ban chưa xong xuôi, rõ ràng thì chưa thể tan ca. Nhân viên ở ca trực sau chưa đến thì chưa được phép rời đi.
  2. Giao nhận ca phải được thực hiện cùng lúc. Không được phép giao ban xong mới giao nhật ký làm việc, cũng không được giao nhật ký làm việc xong mới giao ban.
  3. Các thiết bị quan trọng như xe bồn, thiết bị tạo mùi, điều áp cần phải giao nhận tại chỗ, đồng thời điền cẩn thận, kiểm tra đối chiếu độ chính xác của các thông số trong dự án và ghi chép các vấn đề khác.
  4. Nhân viên giao ban cần ghi chép và điền chính xác nhật ký các công việc, nhân viên nhận ca cần đối chiếu độ rõ ràng và tính chính xác của phần ghi chép nhật ký này.
  5. Nếu không có công việc phát sinh thì cần giao nhận ca đúng giờ. Trong lúc đang dỡ xe thì không được giao ca, không được phép cho ca sau thay thế.
  6. Nhân viên ở ca trực nếu chưa hoàn thành xong công việc thì không được giao ban, bắt buộc phải làm xong công việc mới có thể giao ban. Nhân viên ở ca trực sau cần giúp đỡ người ở ca trước hoàn thành nốt công việc, sau đó mới tiến hành giao nhận ca.
  7. Trong lúc giao nhận ca cần cẩn thận kiểm tra những đồ dùng, máy móc sử dụng thường xuyên, kiểm tra số lượng, tình trạng nguyên vẹn, thất lạc hoặc hỏng hóc; nếu có thì trách nhiệm sẽ do nhân viên tại ca trực đó bồi thường.
  8. Mỗi nhân viên trực ban đều có trách nhiệm bảo quản nhật ký giao ban, không được tự ý sửa đổi, làm hỏng, làm mất.

Quy định về quản lý an toàn thiết bị áp lực

Quy định này được đặt ra để đảm bảo sự vận hành ổn định và an toàn của các thiết bị áp lực.

  1. Lập hồ sơ và sổ cái của tất cả thiết bị áp lực. Nội dung sổ cái phải đầy đủ, hồ sơ quản lý chuẩn xác.
  2. Hồ sơ tài liệu của các thiết bị áp lực phải đầy đủ 3 chứng chỉ: chứng chỉ các thông số kỹ thuật, chứng chỉ vận hành và chứng chỉ kiểm tra bảo dưỡng.
  3. Tài liệu về các phụ kiện của thiết bị áp lực phải đầy đủ (đồng hồ áp suất, van an toàn, đồng hồ lỏng, thiết bị chống sét).
  4. Tiến hành kiểm tra bồn chứa theo định kỳ, sau 3 năm kể từ thời điểm đưa vào sử dụng lần đầu thì tiến hành kiểm tra toàn diện: 1 tháng trước khi hết thời hạn kiểm tra phải làm đơn gửi lên cơ quan thanh tra.
  5. Cần kiểm tra giá trị điện trở của dây dẫn nối đất chống sét của bồn vào thời điểm trước mỗi mùa mưa bão.
  6. Các phụ kiện như van an toàn, đồng hồ áp suất nếu có hỏng hóc, không hoạt động thì phải thay mới kịp thời. Đồng hồ áp suất, van an toàn đến kỳ hạn cần mời chuyên gia kỹ thuật đến để giám sát, kiểm tra.
  7. Hoàn thành đầy đủ hồ sơ vận hành.

Quy định về quản lý an toàn đường ống áp lực

  1. Lập hồ sơ tổng hợp tất cả các đường ống áp lực, nội dung đầy đủ, chuẩn xác.
  2. Hồ sơ tài liệu của đường ống áp lực phải đầy đủ 3 chứng chỉ: chứng chỉ vận hành, chứng chỉ các thông số kỹ thuật, chứng chỉ kiểm tra bảo dưỡng.
  3. Tài liệu của các phụ kiện trên đường ống áp lực phải đầy đủ (van, đồng hồ áp suất, van an toàn, đồng hồ nhiệt độ, chống sét, chống tĩnh điện.
  4. Cần kiểm tra giá trị điện trở của dây dẫn nối đất chống sét, chống tĩnh điện định kỳ.
  5. Tiến hành kiểm tra đường ống áp lực theo định kỳ, 1 tháng trước khi hết thời hạn kiểm tra phải làm đơn gửi lên cơ quan thanh tra.
  6. Các phụ kiện như van an toàn, đồng hồ áp suất nếu có hỏng hóc, không hoạt động thì phải thay mới kịp thời. Đồng hồ áp suất, van an toàn đến kỳ hạn cần mời chuyên gia kỹ thuật đến để giám sát, kiểm tra.
  7. Màu sắc an toàn trên đường ống áp lực cần phù hợp với tiêu chuẩn an toàn.
  8. Đường ống áp lực khi cần phải sửa chữa thì phương án sửa chữa phải thông qua sự phê duyệt của nhân viên phụ trách kỹ thuật.
  9. Cần báo cáo lên cơ quan giám sát an toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng của cục đăng ký, đồng thời nhận được sự phê duyệt của cơ quan kiểm tra giám sát thì mới có thể tiến hành sửa chữa những lỗi lớn.

Quy định về quản lý dụng cụ, đồng hồ đo

  1. Lập hồ sơ các dụng cụ, đồng hồ đo.
  2. Hồ sơ tổng hợp của các dụng cụ, đồng hồ đo phải đầy đủ.
  3. Độ nhạy, độ chính xác của các dụng cụ, đồng hồ đo phù hợp với yêu cầu.
  4. Các dụng cụ phải giao cho người chuyên môn bảo quản, chống nước, chống sốc, tránh gây hỏng hóc.
  5. Bảo quản dụng cụ, đồng hồ đo sạch đẹp.
  6. Kịp thời thay mới những dụng cụ bị hỏng, dụng cụ cần được kiểm tra định kỳ.
  7. Ghi chép lại nhật ký kiểm tra vận hành của các dụng cụ.

Quy định về quản lý an toàn sản xuất thiết bị

  1. Lập hồ sơ, sổ cái của tất cả các thiết bị. Nội dung sổ cái rõ ràng, hồ sơ chính xác.
  2. Tổng hợp đầy đủ tài liệu kỹ thuật của các thiết bị.
  3. Ghi chép nhật ký vận hành của các thiết bị, giao nộp đúng thời hạn.
  4. Tổng hợp đầy đủ nhật ký sửa chữa, bảo dường, kiểm tra định kỳ, thay mới của các thiết bị.
  5. Nhân viên quản lý, thao tác thiết bị cần nắm rõ tính năng, kết cấu và quy trình thao tác thiết bị.
  6. Quy trình thao tác đóng mở, khởi động hoặc dừng thiết bị đều phải thực hiện theo trình tự quy định, nghiêm cấm làm trái quy trình.
  7. Nghiêm cấm việc hành vi vượt áp, vượt tốc độ, vận hành quá tải đối với thiết bị.
  8. Lập kế hoạch bảo dưỡng thiết bị định kỳ dựa theo thời gian vận hành thiết bị.
  9. Nếu phát hiện thiết bị vận hành bất thường thì cần lập tức dừng để kiểm tra, nghiêm cấm bỏ qua vấn đề và tiếp tục vận hành thiết bị.
  10. Nhân viên kỹ thuật phụ trách việc quản lý vận hành an toàn và bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, nắm rõ tình trạng vận hành của các thiết bị.
  11. Lập kế hoạch kiểm tra vận hành an toàn cho thiết bị
  12. Cần có các biển tên rõ ràng cho từng thiết bị.
  13. Thiết bị tiếp đất cần được cố định chắc chắn, không bị đứt gãy, không có hiện tượng bị nới lỏng hoặc rơi ra.

Xem thêm:

>> Hệ thống quản lý an toàn trạm LNG – Phần 2

>> Hệ thống quản lý an toàn trạm LNG – Phần 1

Trả lời