Hệ thống quản lý an toàn trạm LNG – Phần 2

Mười điều cấm về phòng chống cháy nổ

  1. Nghiêm cấm hút thuốc trong khu vực trạm, không mang các đồ vật dễ nhiễm khuẩn, các đồ vật dẫn lửa, dễ cháy nổ vào khu vực trạm.
  2. Nghiêm cấm làm các thủ tục dùng lửa không theo quy định, dùng lửa thi công hoặc dùng lửa sinh hoạt trong khu vực trạm.
  3. Nghiêm cấm mặc trạng phục dễ tĩnh điện vào khu vực làm việc trong trạm.
  4. Nghiêm cấm đi giày đinh vào khu vực làm việc trong trạm.
  5. Nghiêm cấm sử dụng các dung môi dễ bay hơi như xăng dầu để chà rửa thiết bị, quần áo, thiết bị lao động, mặt đất,…
  6. Nghiêm cấm các loại xe vào khu vực nhà máy sản xuất, khu vực bồn chứa và khu vực dễ cháy nổ nếu chưa được phê chuẩn.
  7. Nghiêm cấm để các vật liệu nguy hiểm, dễ cháy nổ, hóa chất vào khu vực trạm.
  8. Nghiêm cấm dùng kim loại đen hoặc các dụng cụ dễ phát sinh tia lửa đến đánh, gõ vào khu vực nhà máy sản xuất, khu vực bồn chứa, khu vực dễ cháy nổ.
  9. Nghiêm cấm chặn tắc các đường ống chữa cháy, tùy ý sử dụng hoặc làm hỏng hóc các thiết bị chữa cháy
  10. Nghiêm cấm làm hỏng hóc các thiết bị chống cháy nổ trong khu vực trạm.

Các quy định ngăn chặn nguy cơ tĩnh điện

  1. Nghiêm chỉnh chấp hành tốc độ dòng chảy đối với chất lỏng dễ cháy nổ, không được phép sử dụng khí nén để trộn.
  2. Sau khi quá trình truyền tải cung cấp chất lỏng dễ cháy nổ kết thúc, cần để tĩnh trong 1 khoảng thời gian nhất định rồi mới tiến hành lấy mẫu, đo và các thao tác khác.
  3. Không được mặc đồ dễ gây tĩnh điện vào khu vực dễ cháy nổ, đặc biệt không được mặc đồ, cởi đồ trong khu vực này. Không được lau thiết bị bằng các vật sợi vải hóa học.
  4. Trong môi trường dễ bị tĩnh điện bởi sợi hoá học và bột, cần cài đặt nhiệt độ trong giới hạn quy định.
  5. Trong khu vực dễ cháy nổ, đối với các thiết bị dễ bị tĩnh điện bởi bột và sợi vải hóa học cần có đầu nối đất phòng tĩnh điện, các công trình lắp đặt, thiết bị bằng bê tông, sàn cao su và các loại giày dẫn điện khác phải đáp ứng theo quy định
  6. Các thiết bị dễ sinh dẫn điện bắt buộc phải lắp đặt thêm thiết bị khử tĩnh điện.
  7. Công tác phòng tĩnh điện và thiết bị tĩnh điện cần người có chuyên môn kiểm tra định kỳ, đồng thời ghi lại lưu trữ lại thông tin kiểm tra.
  8. Việc sử dụng các sản phẩm mới, thiết bị, nguyên liệu thô cần phải đánh giá được tình hình tĩnh điện và thực hiện các biện pháp tương ứng để khử tĩnh điện.

Quy chế quản lý công tác dùng lửa

Nhằm nhấn mạnh quy chế quản lý việc dùng lửa, để đảm bảo an toàn công tác dùng lửa trong các tình huống khác nhau, quy định dưới đây nêu rõ:

  1. Hạn chế đến mức tối đa việc dùng lửa.
  2. Quy chế dành cho các trường hợp bắt buộc phải dùng lửa: Nếu là việc dùng lửa loại 1, 2; trước hết bắt buộc phải có báo cáo về việc dùng lửa, đồng thời cần có phương án các biện pháp dùng lửa an toàn. Việc dùng lửa loại 1 cần có sự cho phép của phó tổng giám đốc chủ quản, loại 2 cần có sự cho phép của bộ phận an toàn; sau khi được cho phép mới có thể tiến hành.
  3. Phân loại các trường hợp dùng lửa:
  4. Nội dung của công tác dùng lửa loại 1: Tất cả các thao tác hàn nối, mài, cắt đối với thiết bị áp lực dễ cháy nổ, tất cả các thao tác dùng cho việc tồn trữ và vận chuyển khí đốt.
  5. Nội dung của công tác dùng lửa loại 2: Trong khu vực sản xuất khí đốt, tất cả các thao tác cắt, mài, hàn nối gián tiếp đường ống dẫn khí đốt hoặc trong khu vực nhà kho tồn trữ vật dễ cháy nổ làm các thao tác như trên.
  6. Nội dung của công tác dùng lửa loại 3: Chỉ những thao tác dùng lửa không có bất kỳ nguy cơ nào ngoài nội dung loại 1, 2.
  7. Lập phương án dùng lửa: Bộ phận thao tác dùng lửa cần lập phương án dùng lửa theo mức độ dùng lửa, nội dung phương án bao gồm: trình tự thao tác, các bước, phương pháp, nhân lực, vật lực, thời gian cụ thể.
  8. Lập kế hoạch các biện pháp an toàn: Bộ phận thao tác dùng lửa cần dựa vào mức độ dùng lửa, hoàn cảnh, thời gian để xây dựng các biện pháp an toàn. Nội dung bao gồm: khu vực thao tác, khu vực an toàn, thiết bị bảo vệ, áp dụng các biện pháp chữa cháy hiệu quả và giám sát công việc.
  9. Sau khi kết thúc việc dùng lửa cần tập trung nhân lực để tiến hành kiểm tra toàn diện, sau khi đảm bảo không có bất kỳ 1 ngu cơ nào thì mới có thể rời đi. Tất cả tư liệu của việc dùng lửa do bộ phận an toàn thu thập, quản lý và lưu giữ. Không được tự ý tiêu hủy nếu chưa được đồng ý hoặc làm mất.

Quy định quản lý an toàn khu vực trạm

  1. Tất cả nhân viên công tác và những người không phải người của trạm khi vào khu vực trạm đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hướng dẫn vào trạm.
  2. Các thiết bị đều phải kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và làm các công tác chống ăn mòn. Các loại van và đường ống cần được giữ nguyên vẹn, mỗi năm kiểm tra 1 lần, phòng chống rò rỉ, các loại van và đường ống, thiết bị đặt lộ ra ngoài, 2 năm 1 lần cần phải loại bỏ han gỉ và phủ sơn mới;
  3. Điện trở tiếp đất của thiết bị không lớn quá 10 Ohm, mỗi năm cần kiểm tra 1 lần vào trước mùa mưa, ghi lại kết quả và lưu tại bộ phận quản lý an toàn;
  4. Khu vực đường vào trạm đảm bảo lưu thông, không được lấn chiếm hoặc đặt để đồ vật;
  5. Trong khu vực trạm cần đảm bảo sạch sẽ gọn gàng, thường xuyên dọn dẹp cỏ mọc, cây khô;
  6. Bắt buộc sử dụng thiết bị chống cháy nổ trong khu vực phòng chống cháy nổ, đồng thời đảm bảo thiết bị vận hành tốt;
  7. Nghiêm cấm các hoạt động xả khí đốt, khí thiên nhiên trong thời tiết có mưa bão, sấm sét;
  8. Trong khu vực trạm cần có hai nguồn cấp điện để đảm bảo việc cấp điện liên tục, an toàn và ổn định;
  9. Nên sử dụng các dụng cụ chống cháy nổ trong khu vực sản xuất, khi sử dụng các dụng cụ bằng thép nên bôi bơ vào bề mặt tiếp xúc của dụng cụ để ngăn chặn việc phát ra tia lửa;
  10. Đảm bảo thiết bị an toàn phụ trợ vận hành bình thường, đồng thời kiểm tra theo định kỳ;
  11. Cần đảm bảo làm tốt công tác chống đông, giữ nhiệt của các thiết bị sản xuất, thiết bị phòng cháy, thoát nước thải kịp thời;
  12. Kiểm tra thiết bị cảnh báo khi có rò rỉ khí đốt thường xuyên, đảm bảo nhạy bén, kịp thời;
  13. Các xe chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, trong quá trình dỡ xe, lái xe và người đi cùng không được tự ý rời khỏi vị trí làm việc;
  14. Sau khi hoàn thành việc dỡ xe, phải làm sạch khí còn lại trong đường ống trước khi tháo ống dẫn, khí đốt tràn ra ngoài cần được phân tán hoàn toàn, đảm bảo không có bất cứ vấn đề an toàn nào xảy ra thì xe mới được rời đi;
  15. Cần làm tốt các biện pháp phòng cháy , bảo dưỡng sửa chữa các máy móc định kỳ, đảm bảo hoạt động tốt và hiệu quả.
  16. Cần dán các biển hiệu như “Hướng dấn vào trạm”, “Cấm lửa” tại các vị trí dễ nhìn trong khu vực trạm;
  17. Thao tác làm rỗng trong đường ống không được phép xả xuống đất mà phải xả trên cao thông qua đường ống làm rỗng;
  18. Không được phép dùng lửa đốt hoặc gõ lên bề mặt phần đóng băng, cũng không được dùng nước phun lên bộ phận này;
  19. Giữa 2 van của đường ống pha lỏng không được có chất lỏng tồn đọng, khi tồn trữ LNG cần đóng chặt hai van, cần tiến hành xả trong đoạn đường ống để phòng tránh đường ống vượt áp trong lúc vận hành;
  20. Đảm bảo việc liên lạc thông tin trong trạm được liên tục.

Xem thêm:

>> Hệ thống quản lý an toàn trạm LNG – Phần 1

>> LNG – nguồn nhiên liệu an toàn và hiệu quả cao

Để lại một bình luận