So sánh cơ bản LNG, CNG và LPG

Bài viết dưới đây là so sánh đơn giản sự khác biệt giữa LNG, LPG và CNG

Tên gọi

LPG (Liquefied Petroleum Gas) Thường được gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng

LNG (Liquefied naturalgas) Thường được gọi là khí tự nhiên hóa lỏng

CNG (Compressed NaturalGas) Thường được gọi là khí nén thiên nhiên.

Thành phần

LPG: Thành phần chủ yếu là propan và butan, cùng với một lượng nhỏ olefin

LNG: Thành phần chủ yếu là metan

CNG: Thành phần chủ yếu cũng là metan

Nguồn gốc

LPG: Sinh ra trong quá trình lọc dầu thô, hoặc bốc hơi từ quá trình khai thác dầu khí hoặc khí tự nhiên. LPG là hỗn hợp của dầu và khí tự nhiên dưới một áp suất thích hợp.

LNG: Đầu tiên, khí tự nhiên được tạo ra trong mỏ khí được làm sạch và xử lý, sau đó được hóa lỏng ở áp suất và nhiệt độ cực thấp (-162 ° C) để tạo thành khí tự nhiên hóa lỏng.

CNG: được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ, qua xử lý để loại bỏ các tạp chất và các cấu tử nặng, sau đó được vận chuyển tới nhà máy nén khí để nén lên áp suất 200 – 250 bar, tăng khả năng tồn chứa, giảm chi phí vận chuyển.

Trạng thái

LPG: Lưu trữ dưới trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường.

LNG: Lưu trữ dưới trạng thái lỏng ở nhiệt độ cực thấp (-162 độ C) và áp suất thường.

CNG: Lưu trữ dưới dạng khí ở nhiệt độ thường sau khi được nén.

Công dụng

LPG: Chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu dân dụng, ô tô, khí đốt trong thành phố, nấu chảy kim loại màu, cắt kim loại và một số ngành công nghiệp khác, ngoài ra còn được sử dụng trong chế biến các sản phẩm nông nghiệp và các lò công nghiệp… Trong ứng dụng cho năng lượng oto, LPG được đánh giá là một loại nguyên liệu thay thế tốt nhất, được giới thiệu tại thị trường Trung Quốc với vai trò là một loại năng lượng sạch và vô cùng tiềm năng, tuy nhiên trên thực tế, động cơ LPG vẫn là chuyển đổi từ động cơ xăng, là sản phẩm từ dầu mỏ nên khí thải ra cũng giống như động cơ xăng. Bên cạnh đó cũng tồn tại các khuyết điểm như mức tiêu hao nhiên liệu cao, vấn đề khí thải độc hại cũng chưa được giải quyết tốt.

Trong ứng dụng nhiên liệu dân dụng, LPG thường được vận chuyển bằng đường ống hoặc đóng chai. Dự kiến trong tương lai, LPG sẽ được thay thế hoàn toàn bằng khí tự nhiên.

LNG – CNG: Hai loại này có thành phần tương đồng, khác nhau ở hình thức và trạng thái lưu trữ, cho nên công dụng của hai loại cũng khá tương đồng. LNG và CNG chủ yếu được dùng trong lĩnh vực năng lượng oto.

CNG là một trong những năng lượng thay thế lý tưởng nhất cho các phương tiện giao thông hiện nay. Sau nhiều thập kỉ nghiên cứu và phát triển, công nghệ ứng dụng CNG ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, phương tiện sử dụng CNG đã và đang bước vào giai đoạn phát triển ổn định, nhanh chóng. Còn trong vài năm trở lại đây, phương tiện sử dụng LNG cũng đang trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông và xã hội.

Cùng là nhiên liệu động cơ, giữa hai loại không có sự khác biệt đáng kể về các mặt như động lực, tiết kiệm nhiên liệu và khí thải.

Các yêu cầu kỹ thuật như áp suất, lưu lượng, hỗn hợp… đi vào động cơ đã gần như tương tự nhau.

Trong quá trình sử dụng, đều có nguy cơ rò rỉ và cháy nổ trong đường ống cung cấp nhiên liệu.

Điểm khác biệt về công dụng giữa hai loại LNG và CNG

  • CNG được lưu trữ dưới áp suất cao, trong các bồn chứa có áp suất làm việc là 20MPa; LNG được lưu trữ dưới nhiệt độ thấp, trong các bồn chứa nhiệt độ thấp có chân không cách nhiệt và áp suất làm việc thường ở khoảng 1.2MPa trở xuống (bồn chứa áp suất thấp nhiệt độ thấp).
  • Trọng điểm của các biện pháp an toàn khác nhau. Đối với CNG, chủ yếu cần lưu ý đến cháy nổ do vỏ chai khí bị ăn mòn. Trong khi những điểm khi sử dụng LNG cần chú ý là: đề phòng cháy nổ bồn chứa do va chạm mạnh; đề phòng tê cóng do bồn chứa rò rỉ LNG; đề phòng thời gian dừng xe quá lâu khiến cho áp suất trong bồn chứa tăng cao, vượt quá áp suất cài đặt của van an toàn dẫn đến xả khí; đề phòng các nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn do bồn bị giảm độ chân không sau khi được sử dụng trong thời gian dài.
  • So sánh oto sử dụng LNG và CNG, mật độ bồn chứa LNG cao hơn, nó có thể gấp 2,5 lần so với một bình chứa khí có cùng thể tích, phạm vi hành trình có thể đạt hơn 600 km, thích hợp để thay thế cho xe tải hạng nặng chạy bằng diesel và xe buýt đường dài. Phạm vi hành trình của xe dùng CNG thường trong khoảng 250 km, thích hợp với oto loại nhỏ như taxi, xe gia đình…
  • Hiện nay số lượng phương tiện sử dụng CNG nhiều hơn, nhưng với sự tiến bộ của công nghệ, chi phí của phương tiện sử dụng LNG ngày càng thấp, đồng thời những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn đang dần được giải quyết, dự kiến cuối cùng LNG sẽ trở thành nguyên liệu chính trong tương lai!

Để lại một bình luận