RUP – LNG từ chối hay chấp nhận?

Các quốc gia mua LNG bằng đồng rup sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

Nhật Bản từ chối, Đức đưa ra “cảnh báo sớm”, và châu Âu lại rơi vào khủng hoảng năng lượng?

Giá khí đốt ở châu Âu sẽ tăng cao khi bước vào mùa đông.

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch phát hành kho dự trữ dầu chiến lược lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, giá dầu quốc tế đang đà đi lên tạm thời ngừng tăng; Tuy nhiên, đối với EU và Nhật Bản lại xuất hiện một vấn đề khác dường như khó giải quyết hơn, đó là cung cấp khí đốt tự nhiên NG. Nguyên nhân chủ yếu do các nước này còn phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga, và “vùng nước xa” – Mỹ, cách xa hàng nghìn km cũng không thể làm dịu cơn khát này.

Tệ hơn nữa, sau khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế, Nga đã yêu cầu “các nước không thân thiện” phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Vào ngày 31 tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh tổng thống về giải quyết thương mại khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp với các quốc gia và khu vực “không thân thiện”, các quy định mới này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4.

Đức tìm nguồn thay thế khí đốt Nga

Trước ngày 31 tháng 3, Thủ tướng Đức Scholz nhắc lại rằng nước này từ chối sử dụng đồng rúp. Ngày 1/4, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố, Nhật Bản sẽ thực hiện chính sách bác bỏ sắc lệnh do Tổng thống Nga Vladimir Putin ký nhằm giải quyết việc buôn bán khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp với “các nước không thân thiện”.

Vào ngày 31 tháng 3, giá kỳ hạn tháng 5 của Trung tâm Chuyển nhượng Quyền sở hữu Hà Lan (TTF), được coi là hướng gió của giá khí đốt NG của châu Âu, đạt 1,453 USD / 1000 mét khối.

Ngày 31/3 theo giờ địa phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh tổng thống về việc giải quyết hoạt động buôn bán khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp với các quốc gia và khu vực “không thân thiện”. Các quy định mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4. Sau đó, Ngân hàng Trung ương Nga thông báo rằng họ đã thiết lập một hệ thống tài khoản đặc biệt để thanh toán NG với người mua nước ngoài bằng đồng rúp.

Tổng thống Putin nói: Để mua khí đốt của Nga, họ nên mở tài khoản bằng đồng rúp tại các ngân hàng của Nga. Ông nhấn mạnh rằng từ ngày 1 tháng 4, nếu từ chối giải quyết việc mua khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp, các công ty của “các quốc gia không thân thiện” này sẽ bị coi là không tuân thủ các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng sẽ tự đình chỉ. “Nếu việc thanh toán không được thực hiện, chúng tôi sẽ coi đó là hành vi vi phạm hợp đồng của người mua và người mua sẽ phải chịu mọi hậu quả. Không ai miễn phí bất cứ thứ gì cho chúng tôi và chúng tôi cũng không có kế hoạch làm từ thiện” – Tổng thống phát biểu. Khi các giao dịch khí đốt được thanh toán hoàn toàn bằng đồng rúp sẽ là một bước tiến lớn tới chủ quyền tài chính của Nga.

Theo báo cáo RIA Novosti ngày 1/4, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov cùng ngày cho biết sắc lệnh về khí đốt tự nhiên không được áp dụng đối với khí đốt tự nhiên đã cung cấp. Peskov giải thích rằng các khoản thanh toán giao hàng cho khí đốt cung cấp sau ngày 1 tháng 4 sẽ được thanh toán vào nửa cuối tháng 4 và tháng 5, và Nga sẽ không cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu từ ngày 1 tháng 4.

Một trạm LNG tại Nga

Theo tài liệu được công bố trên trang web của Điện Kremlin, khi hết hạn thanh toán hợp đồng cung cấp khí đốt, nếu người mua nước ngoài không thanh toán hoặc thanh toán bằng ngoại tệ, và/hoặc không thanh toán đầy đủ, và/hoặc thanh toán vào tài khoản ngân hàng không hợp lệ… thì sẽ bị phía Nga coi là vi phạm hợp đồng, và Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các đơn vị này.

Theo danh sách được Nga công bố trước đó, các quốc gia và khu vực “không thân thiện” với Nga bao gồm: Mỹ, tất cả các nước thành viên EU, Ukraine, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Australia…

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng việc Putin tuyên bố dàn xếp thương mại khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp là để chứng thực giá trị của đồng rúp thông qua nguồn năng lượng trong tay ông. Nếu các nước và khu vực “không thân thiện” này muốn mua khí đốt tự nhiên thì phải trả rúp, nhưng với tư cách là khách hàng, EU muốn trả rúp thì trước hết phải có rúp dự trữ ngoại hối, do đó phải xuất khẩu hàng hóa sang Nga để kiếm được rúp. Bằng cách này, mô hình “EU xuất hàng sang Nga – kiếm rúp – Nga xuất năng lượng sang châu Âu – thu lại rúp” sẽ được hình thành, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tỷ giá đồng rúp.

Theo thông tin tỷ giá của Ngân hàng Trung ương Nga, sau khi trải qua mức đáy 120 rúp = 1 đô la Mỹ vào ngày 11 tháng 3, tỷ giá của đồng rúp đã dần tăng lên. Tính đến ngày 31 tháng 3, 1 đô la Mỹ trị giá 84 rúp, tương đương với tỷ giá hối đoái trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine. Đồng thời, thị trường chứng khoán Nga tiếp tục phục hồi, vào 31/3, chỉ số Moex Nga tăng 7,58% và chỉ số RTS tăng 7,59%. Tính đến 1/4, chỉ số Moex của Nga tăng thêm 2,84% và chỉ số RTS tăng 2,52%.

Nhật Bản, Đức từ chối

Theo bản tin nhận được, ngày 1/4, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Nhật Bản sẽ thực hiện chính sách bác bỏ việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh tổng thống dàn xếp thương mại khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp với “các nước không thân thiện”. Trước đó, vào ngày 31/3 theo giờ địa phương, Đức đã phản hồi yêu cầu giải quyết vấn đề khí đốt của Nga. Thủ tướng Đức Scholz nhắc lại việc nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Thủ tướng Scholz cho biết: “Chúng tôi đã xem xét lại các hợp đồng của các nhà cung cấp khí đốt Nga, hầu hết các hợp đồng đều quy định thanh toán bằng đồng euro và một số bằng đô la. Vì vậy, trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tôi đã nói rõ rằng tôi muốn tiếp tục phương thức thanh toán này. Về đề xuất của Tổng thống Putin, và những gì xảy ra trong tương lai, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục chú ý. Nhưng hiện tại, chúng tôi hy vọng rằng các công ty có thể và sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro.”

Ông thừa nhận rằng mặc dù chính phủ Đức và các công ty sẽ cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu các nguyên liệu năng lượng như dầu và than vào cuối năm nay, nhưng nói đến khí tự nhiên NG: “chúng tôi cần thêm một khoảng thời gian”. Bởi vì dù vận chuyển bằng đường sắt hay đường bộ, vận chuyển bằng tàu thủy hay đường ống, Đức trước hết phải tính đến khả năng chuyên chở của việc vận chuyển khí đốt tự nhiên.

Năng lượng của Nga chiếm một vị trí quan trọng trong nhu cầu năng lượng của các nước Châu Âu, hiện nay, khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên mà EU cần dùng được nhập khẩu từ Nga. Ngoài ra, nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nhật Bản cũng khá khan hiếm, 4% lượng dầu nhập khẩu và 8,8% lượng khí đốt LNG nhập khẩu của Nhật Bản là từ Nga.

Ngày 31/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản sẽ không rút khỏi dự án hợp tác phát triển năng lượng “Sakhalin 2” với Nga, với lý do khí đốt LNG do dự án này cung cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng của Nhật Bản. Theo Kyodo News, phần lớn lượng LNG nhập khẩu của Nhật Bản từ Nga đến từ dự án “Sakhalin 2”, chuyên cung cấp khí đốt tự nhiên và các công ty điện. Đặc biệt là sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng 3 năm 2011, sản lượng điện của các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã giảm đi đáng kể, và sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên và các nhiên liệu hóa thạch khác ngày càng gia tăng.

Theo Reuters, Mitsui & Co. của Nhật Bản nắm 12,5% cổ phần trong dự án “Sakhalin 2”, Tập đoàn Mitsubishi nắm 10% cổ phần. Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24 tháng 2, Anglo-Dutch Shell thông báo rằng họ sẽ rút khỏi dự án này, nên việc Nhật Bản ở lại rất được quan tâm.

Đức đưa “cảnh báo sớm”

Theo số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức công bố ngày 29/3, so với cùng kỳ năm ngoái, giá nhập khẩu hàng hóa của Đức trong tháng 2 đã tăng tới 26,3%. Cụ thể, trong số đó giá khí đốt tự nhiên tăng 256,5% so với cùng kỳ, là nguyên nhân chính khiến giá năng lượng nhập khẩu của Đức tăng cao trong tháng 2.

Theo Tân Hoa xã, Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Robert Habeck ngày 30/3 thông báo “cảnh báo sớm” cấp 1 đầu tiên trong kế hoạch khẩn cấp ba cấp về tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên ở Đức đã được kích hoạt để đối phó với khả năng thiếu khí đốt tự nhiên có thể xảy ra.

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp thiếu khí đốt tự nhiên ở Đức được chia thành 3 cấp độ: cảnh báo sớm, cảnh báo và khẩn cấp. Trong giai đoạn cảnh báo sớm, các công ty khí đốt tự nhiên vẫn cung cấp khí; Các nhà khai thác mạng lưới truyền tải khí báo cáo nguồn cung cấp cho Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu ít nhất một lần một ngày; Các nhà cung cấp điện đảm bảo sự ổn định của lưới điện; các nhà cung cấp khí đốt tham gia các nhóm xử lý khủng hoảng và tư vấn cho chính phủ.

Đức sẽ bước vào giai đoạn “khẩn cấp” cao nhất khi nguồn cung cấp khí đốt bị gián đoạn nghiêm trọng và tất cả các biện pháp thị trường vẫn không thể đảm bảo việc sử dụng khí đốt. Khi đó, chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp phi thị trường để phân phối nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, và việc tiêu thụ khí đốt của các hộ gia đình, bệnh viện và các tổ chức quan trọng sẽ được ưu tiên và việc tiêu thụ khí đốt công nghiệp sẽ bị hạn chế.

Đồng thời, các nước EU khác cũng đã đưa ra các biện pháp cảnh báo sớm. Pháp công bố kế hoạch “sử dụng khí đốt có trật tự”, chính phủ Hà Lan cho biết sẽ thúc giục người tiêu dùng giảm sử dụng khí đốt tự nhiên, Hy Lạp đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của các nhà cung cấp năng lượng…

Châu Âu có thể đối mặt với vấn đề năng lượng dài hạn

Gần đây, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận cung cấp cho EU ít nhất 15 tỷ mét khối LNG vào cuối năm nay và đảm bảo rằng, sớm nhất là trước năm 2030 EU có thể thu được 50 tỷ mét khối LNG mỗi năm.

>>Mỹ cung cấp cho EU 15 tỉ m3 khí hóa lỏng (LNG)

Tuy nhiên, cần phải chỉ ra rằng vào năm 2021, tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU từ Nga đạt 155 tỷ mét khối, mà tổng nhập khẩu LNG là 80 tỷ mét khối, nên việc Hoa Kỳ và các đồng minh cung cấp thêm 15 tỷ mét khối cho EU chỉ là “giọt nước tràn ly”. Lục địa châu Âu từ lâu đã phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga, giờ đây trạm tiếp nhận LNG mới dự đoán sẽ không thể làm dịu cơn khát của họ. Điều này có nghĩa các thảm họa năng lượng của châu Âu không phải ngắn hạn mà sẽ là dài hạn.

Vào ngày 8 tháng 3, Ủy ban châu Âu đã đề xuất kế hoạch chuyển đổi năng lượng nhằm tìm cách loại bỏ dần sự phụ thuộc của Nga vào nhiên liệu hóa thạch vào trước năm 2030. Nếu được thực hiện, kế hoạch này dự kiến sẽ cắt giảm 2/3 nhu cầu của EU đối với khí đốt Nga vào cuối năm nay. EU cũng có kế hoạch thực hiện các biện pháp như tăng nhập khẩu LNG để lấp đầy khoảng trống, nhưng việc xây dựng các trạm LNG thường mất rất nhiều năm.

>>Đức dự tính xây cảng Khí hóa lỏng LNG để giảm sự phụ thuộc vào Nga

Shanghai Topix Futures cho rằng dù các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Nga và Ukraine như thế nào thì quan hệ Nga-EU cũng sẽ khó có thể trở lại trạng thái như trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. EU vẫn sẽ cố gắng hết sức để tránh nhập khẩu khí đốt NG từ Nga, và rất có thể lực độ bổ sung trái vụ sẽ không theo kịp, mở đường cho đợt tăng giá tiếp theo. Khi đó, giá khí tự nhiên sẽ được nâng cấp từ “tăng mạnh” thành “tăng sốc”.

Để lại một bình luận