Hiệu ứng Ripple LNG ở Châu Á

“Nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu có thể sẽ bị gián đoạn dẫn đến nhu cầu về LNG ở Đại Tây Dương tăng lên, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái nguồn cung với tác động lan tỏa sang các thị trường châu Á” – các nguồn tin cung cấp cho S&P Global Commodity Insights thông tin.

Khí đốt đến châu Âu giảm đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cố gắng cân bằng lượng LNG hơn, cũng đồng nghĩa với việc giá phải tăng lên đến mức có thể làm chậm lại việc thu mua giao ngay ở châu Á.

Theo báo cáo tóm tắt mới nhất về hàng hóa tháng 6 của Platts Analytics, tại Châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu LNG đang được cải thiện dần mặc dù vẫn theo sát mức của năm ngoái, mức nhập khẩu hàng tháng trung bình là 975 mcm/d, tăng 62 mcm/d so với tháng 4, thời tiết nóng dần lên dẫn đến nhu cầu LNG giao ngay và các đề cử hợp đồng mạnh hơn theo mùa.

Trong khi đó, giá LNG tăng mạnh gần đây dự kiến sẽ khiến một số nhà nhập khẩu LNG của Trung Quốc chuyển hướng vận chuyển ra nước ngoài một lần nữa – nguồn tin thương mại ở miền Nam Trung Quốc cho biết.

Điều này xảy ra do nhu cầu nội địa ở Trung Quốc vẫn giảm do ảnh hưởng của việc khóa cửa bởi dịch bệnh COVID-19 trong bối cảnh dự báo về tăng trưởng kinh tế vĩ mô ở nước này yếu đi.

“Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP thực tế sẽ giảm mạnh xuống còn 4,3% vào năm 2022 – thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với dự báo trong Bản cập nhật Kinh tế Trung Quốc tháng 12”, Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết trong Bản cập nhật Kinh tế Trung Quốc tháng 6 năm 2022.

www.spglobal.com | LNG.VN

Để lại một bình luận